Du lịch Việt Nam đang có sự chuyển mình một cách tích cực, mang lại nguồn thu nhập đầy tiềm năng khi nhu cầu du lịch và lưu trú của du khách trong và ngoài nước không ngừng gia tăng trong những tháng đầu năm 2016. Trong mối tương quan mật thiết, Du lịch Việt Nam đã và đang mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức cho ngành Nhà hàng – Khách sạn tại nước ta hiện nay.
Du lịch Việt Nam 2016 – Đón đầu thời cơ
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng Cục Du Lịch Việt
Nam, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 08/2016 ước tính đạt đến con số 899.738 lượt, tăng 6,3%
so với tháng 7/2016 và tăng 34,4% so với cùng kỳ năm 2015. Tính chung trong 8
tháng năm 2016 ước đạt 6.452.373 lượt
khách, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm
2015. Số lượng du khách nước ngoài đến Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng
lên 15 triệu lượt vào thời điểm cuối thập niên, mở ra hơn 3,5 triệu việc làm cho người lao động trong ngành Nhà hàng – Khách
sạn tại Việt Nam. Những con số ấn tượng phần nào đã phản ánh được bước tiến mới
của Du lịch Việt trong những năm sắp tới.
Lượt du khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh
trong 6 tháng đầu năm 2016 (nguồn dulichvietnam.com.vn)
Cùng với đó, chủ trương đưa Du Lịch trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của Thủ Tướng Chính Phủ Nguyễn Xuân Phúc trong Hội Nghị Toàn
Quốc về phát triển Du Lịch diễn ra vào ngày 09/08/2016 vừa qua, được xem như bước
dậm nhảy đầy tiềm năng cho tương lai của Du lịch Việt nói chung và ngành Nhà
hàng – Khách sạn nói riêng.
Theo nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực phát
triển lĩnh vực Du lịch, Việt Nam chỉ mới đang ở giai đoạn đầu trong đoạn đường
dài phát triển. Sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, khí hậu ôn hoà cũng như
giá trị văn hoá đặc sắc, Việt Nam luôn là lựa chọn của rất nhiều du khách ngoại
quốc trong những năm gần đây. Nhiều khách sạn, nhà hàng với cơ sở hạ tầng chất
lượng, Việt Nam đang dần trở thành điểm đến tuyệt vời so với các điểm du lịch
lâu đời của nước láng giếng Thái Lan. Với những lợi thế này cùng công tác quảng
bá hiệu quả, Du lịch Việt sẽ không chỉ dừng lại ở đó.
Cơ hội và thách thức đối với nguồn nhần lực
ngành Nhà hàng – Khách sạn
Du lịch phát triển là tiền đề kéo theo cơ hội chuyển
mình mạnh mẽ cho ngành Nhà hàng – Khách sạn Việt Nam. Theo nghiên cứu mới nhất
vào ngày 23/08/2016 của công ty CBRE, các đơn vị khách sạn danh tiếng trên thế
giới như Accor, IHG, Hilton, Sarwood đang nhắm tới thị trường đầy tiềm năng của
Việt Nam. Bên cạnh đó, các tập đoàn lớn như Vingroup và Sungroup đã và đang đầu
tư xây dựng và phát triển cụm du lịch tại các thành phố ven biển.
Tính đến nay, cả nước đã có gần 700.000 người làm việc trực tiếp và hơn 1,5 triệu người làm việc gián tiếp trong lĩnh vực Du lịch. Dự
tính đến năm 2020, nhu cầu về nguồn nhân lực trong lĩnh vực Du lịch tại Việt Nam cần trên 3 triệu lao động,
mở ra hàng ngàn cơ hội việc làm với mức thu nhập hấp dẫn cho nhân lực ngành Nhà
hàng – Khách sạn tại Việt Nam.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực ngành Nhà hàng – Khách sạn của
Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập. 345.000
lao động cần đào tạo mới và hơn một nửa lao động đang làm việc phải đào tạo
lại (khoảng 218.000 người). Việt Nam có gần 100 cơ sở tham gia đào tạo du lịch
các cấp độ, mỗi năm có khoảng 28.000 học
sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường nhưng chỉ đáp ứng được 55% nhu cầu xã
hội vì thiếu hụt kỹ năng chuyên môn, không thích ứng kịp với môi trường làm
việc quốc tế. Những con số trên phản ánh thực trạng thừa lượng thiếu chất, đáng
quan ngại của nguồn nhân lực ngành Nhà hàng – Khách sạn tại Việt Nam trong những
năm gần đây.
Nhân lực ngành Nhà hàng – Khách sạn tại Việt
Nam
còn thiếu hụt kỹ năng làm việc trong môi
trường quốc tế (nguồn viecoi.vn)
Với lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày một
tăng, trình độ ngoại ngữ của người làm trong ngành Nhà hàng – Khách sạn luôn là
mối quan tâm lớn của nhiều nhà tuyển dụng. Các giáo trình tiếng Anh chuyên
ngành Quản Trị Nhà Hàng – Khách Sạn đã được biên soạn và đưa vào chương trình
giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm dạy nghề nhưng chưa thực
sự đạt hiệu quả. Việc đặt nặng lý thuyết, thiếu hẳn kỹ năng thực tế cũng một là
hạn chế khiến học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp không thích ứng được với môi
làm việc.
Lực lượng lao động tại Việt Nam rất trẻ, tràn đầy năng
lượng và có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo ngành Nhà hàng
– Khách sạn cần được nâng cao và đầu tư toàn diện hơn nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn
quốc tế, biến thách thức thành động lực phát triển. Một khi nguồn nhân lực có đầy
đủ kỹ năng, chuyên môn và trình độ ngoại ngữ sẽ nắm bắt được cơ hội cạnh tranh
cao hơn trong môi trường làm việc quốc tế.
Bài viết được biên tập bởi: http://hocquanlynhahangkhachsan.blogspot.com/
Bài viết được biên tập bởi: http://hocquanlynhahangkhachsan.blogspot.com/